Vietnamese-VNEnglish (UK)
Error:
  • JUser: :_load: Không thể nạp user với ID: 89

Banner Vien 2025 U1

giới thiệu (21)

THÔNG TIN PHÒNG ĐỊA TỪ

 

1. Thông tin chung

Địa chỉ: Nhà A8-18 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội

Điện thoại: 04 38363239

Fax: 04 38364696

Trưởng phòng: TS. Võ Thanh Sơn.

Phó trưởng phòng: TS. Lưu Thị Phương Lan

2. Chức năng nhiệm vụ

Phòng Địa từ là một đơn vị nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Viện Vật lý địa cầu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phòng Địa từ có những nhiệm vụ chính sau đây:

Tổ chức quan trắc và điều tra cơ bản về Địa từ - Điện ly. Quản lý mạng đài trạm địa từ - điện ly quốc gia và mạng lưới điểm đo lặp địa từ chuẩn quốc gia.

Nghiên cứu đặc điểm phân bố và biến thiên của trường địa từ trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ công tác thăm dò khoáng sản và nhu cầu của các ngành kinh tế, khoa học kỹ thuật và quốc phòng.

Nghiên cứu tầng điện ly phục vụ cho việc truyền sóng vô tuyến.

Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp từ, đo sâu từ tellua, công nghệ GPS… trong nghiên cứu cấu trúc sâu, kiến tạo, tầng điện ly và tìm kiếm thăm dò khoáng sản.

Nghiên cứu về môi trường từ: ảnh hưởng của bão từ tới các hệ thống công nghệ và đời sống con người.

Nghiên cứu về cổ từ ứng dụng vào minh giải kiến tạo; nghiên cứu độ từ cảm trên các đá trầm tích biển để xác định ranh giới địa tầng, liên kết địa tầng, nghiên cứu các chu kỳ cổ khí hậu và chế độ lắng đọng trầm tích.

Đào tạo TS trong các lĩnh vực địa từ - điện ly

3. Nhân lực khoa học

Tính đến thời điểm hiện tại (1/10/2012) phòng Địa từ có 11 cán bộ nghiên cứu, trong đó có 1 Phó Giáo sư, 3 tiến sỹ, 3 thạc sỹ và 4 cử nhân, kỹ sư.

4. Cơ sở vật chất

Phòng Địa từ hiện có một số cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ khảo sát, nghiên cứu như sau:

+ Hệ thống 4 đài địa từ điện ly: Đài OMP Phú Thụy, Đài Bạc Liêu, Đài Sa Pa, Đài Đà Lạt;

+ Thiết bị ghi từ hiện số FRG-601, Nhật Bản, đặt tại Đài Bạc Liêu;

+ Hệ thống thiết bị ghi từ hiện số GEOMAG của pháp, tại Đài OMP Phú Thuỵ và OMP Đà Lạt gồm: Từ kế vô hướng SM 100, Từ kế vec tơ VM390, Thiết bị ghi ENOII, Từ kế fluxgate DI-MAG 9302, Từ kế proton Geometrics;

+ Máy thăm dò điện ly SKI-02098A và ăng ten HR 230-1c, Nhật Bản, tại Đài xích đạo từ Bạc Liêu;

+ Máy thăm dò điện ly SKI-02098, Nhật Bản, tại Đài OMP Phú Thuỵ;

+ Thiết bị đo từ telua, Pháp;

+ Từ kế proton GSM 9 Scintrex, Canada;

+ Từ kế Envi Mag Scintrex, Canada;

+ Từ kế Envi Grad Scintrex, Canada;

+ Từ kế Fluxgate Bartington, Anh;

+ 3 trạm thu tín hiệu GPS tại Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh;

+ Máy đo từ tellua Stratagem EH4 Geometrics, Mỹ;

+ Máy đo độ từ cảm Kapa, Sec.

5. Thành tựu nghiên cứu khoa học

+ Trải qua 30 năm kể từ khi thành lập, Phòng Địa từ đã chủ trì và hoàn thành 34 đề tài cấp Nhà nước (kể cả các đề tài NCCB cấp Nhà nước), 11 đề tài cấp Bộ, hàng trăm đề tài cấp cơ sở, hàng chục hợp đồng ứng dụng triển khai. Hiện tại Phòng Địa từ đang chủ trì thực hiện 02 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước do Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia NAFOSTED tài trợ.

 + Trong 30 năm vừa qua, Phòng đã công bố được hơn 200 công trình nghiên cứu khoa học có giá trị đăng trong các Tạp chí khoa học có uy tín tại Việt Nam cũng như trên thế giới, cũng như  trong các Tuyển tập của các Hội nghị lớn trên thế giới, trong đó có hơn 30 bài trong các Tạp chí ISI.

6. Hợp tác khoa học với các đồng nghiệp trong nước và quốc tế

+ Ở Việt Nam, Phòng Địa từ có quan hệ gắn bó và hợp tác chặt chẽ, hiệu quả với các phòng khác trong Viện Vật lý địa cầu, Viện Địa chất, Viện Địa chất và Địa Vật lý biển, Viện Nghiên cứu Địa chất và Khoáng sản, Liên đoàn Vật lý địa chất, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Mỏ Địa chất, Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Hợp tác Quốc tế

Trong 30 năm vừa qua, Phòng Địa từ đã và đang thực hiện gần 30 đề tài, dự án quốc tế, với nhiều Viện nghiên cứu, trường Đại học tại nhiều nước trên thế giới như Ba Lan, Liên bang Nga, Pháp, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đức, …. 

Published in giới thiệu
Written by
Chi tiết...
 
Published in giới thiệu
Written by
Chi tiết...

Các đơn vị trực thuộc Viện Vật lý Địa cầu theo Quyết định số 202/QĐ-VHL ngày 25/02/2013 của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam:

1. Phòng Quản lý tổng hợp

2. Các phòng chuyên môn:

+ Phòng Địa chấn

+ Phòng Địa từ

+ Phòng Quan sát động đất

+ Phòng Vật lý khí quyển

+ Phòng Địa vật lý

+ Phòng Địa động lực

+ Phòng Vật lý kiến tạo

+ Đài Điện Ly

3. Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần

Đơn vị mới thành lập theo Quyết định số 369/QĐ-VLĐC ngày 03 tháng 9 năm 2013 của Viện Vật lý Địa cầu:

+ Trung tâm Ứng dụng vật lý địa cầu

Nhân sự: tổng số CBVC : 98 người (không kể số hợp đồng khoán gọn bảo vệ các trạm động đất), trong đó:

+ Số biên chế: 73

+ Số hợp đồng (từ 12 tháng trở lên): 25

+ GS: 03 (kể cả hợp đồng cộng tác viên)

+ PGS: 06 (kể cả hợp đồng cộng tác viên)

+ TSKH 02 (cả hợp đồng cộng tác viên)

+ TS: 17 (kể cả hợp đồng cộng tác viên)

+ ThS: 25

+ ĐH: 27

+ KTV, QTV và các loại nhân viên khác: 31.

Published in giới thiệu
Written by
Chi tiết...

VIỆN VẬT LÝ ĐỊA CẦU

Published in giới thiệu
Written by
Chi tiết...

Lãnh đạo Viện:IGP 2024 U

Viện trưởng:

TS. Nguyễn Xuân Anh

 

Phó Viện trưởng:

 TS.  Đặng Thanh Hải

 Viện Vật lý Địa cầu có các chức năng của tổ chức khoa học công nghệ chuyên ngành, thực hiện các hoạt động điều tra cơ bản thường xuyên về vật lý địa cầu và các nghiên cứu, triển khai theo các hướng trọng điểm của Nhà nước trong từng thời kỳ, phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội, quốc phòng và giảm nhẹ thiên tai.

Tổ chức quan trắc và điều tra cơ bản về vật lý địa cầu, quản lý mạng lưới đài trạm vật lý địa cầu quốc gia

Nghiên cứu đặc điểm các trường vật lý địa cầu phục vụ các yêu cầu khoa học và công nghệ, cụ thể là:

+ Nghiên cứu chế độ hoạt động động đất lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam; nghiên cứu động đất sóng thần lãnh hải Việt Nam và các vùng kế cận.

+ Nghiên cứu biến thiên trường từ Trái Đất và các hiện tượng liên quan trong tầng điện ly, từ quyển và hoạt hoạt động Mặt Trời.

+ Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc vỏ Trái Đất theo các tài liệu địa vật lý: từ telua, dị thường trọng lực và dị thường từ. Nghiên cứu từ tính đất đá và cổ từ phục vụ các nghiên cứu địa chất kiến tạo.

+ Nghiên cứu vật lý khí quyển và ứng dụng trong công tác bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Nghiên cứu hoạt động dông sét và đề xuất các giải pháp phòng chống, thiết kế, thi công, kiểm định hệ thống, thiết bị chống sét

+ Nghiên cứu quá trình tiến hoá địa động lực vỏ Trái Đất và thạch quyển nói chung, khu vực Việt Nam và các vùng kế cận, bằng các tài liệu địa chấn, GPS, biến dạng...

Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp địa vật lý vào công tác khảo sát thăm dò và tìm kiếm khoáng sản, các nghiên cứu về môi trường. Nghiên cứu tìm kiếm nước ngầm và các khoáng sản. Nghiên cứu cấu trúc nông gần mặt đất phục vụ các nghiên cứu địa chất công trình; nghiên cứu đặc trưng ô nhiễm môi trường, an toàn đê đập. Nghiên cứu đánh giá độ nguy hiểm và độ rủi do động đất, vi phân vùng động đất các thành phố và các công trình xây dựng lớn.

Tổ chức thực hiện việc báo tin động đất và cảnh báo sóng thần

Đào tạo tiến sỹ về vật lý địa cầu và địa vật lý.

 

Trụ sở:Nhà A8, 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội.[Bản đồ]

Điện thoại: 84.4.37564380, Fax: 84.4.38364696

 

Published in giới thiệu
Written by
Chi tiết...

 

Thông tin liên lạc:

 

Viện Vật Lý Địa Cầu - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

 

Nhà A8 - 18 Hoàng Quốc Việt - Nghĩa Đô - Cầu giấy - Hà Nội

 

Tel: + 84 437 564 380, Fax: +84 438 364 696

 

Website: http://www.igp-vast.vn

 

Published in giới thiệu
Written by
Chi tiết...

Chèn Google Maps vào website

Published in giới thiệu
Written by
Chi tiết...

Visit the new site http://lbetting.co.uk/ for a ladbrokes review.

Login or Register

LOG IN

Register

User Registration
or Hủy